Cha mẹ lười, đẩy con đi ăn xin - Hành vi đáng lên án

Hành hạ con trẻ bắt đi ăn xin, bán vé số là một trong những hành vi vi phạm về đạo đức làm cha mẹ, đáng bị lên án.

Cha mẹ lười làm ăn, đẩy con ra đường đi ăn xin để có tiền sinh sống. Đó là thực trạng nóng bỏng xảy ra với nhiều trẻ em vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Yên...
Buổi chiều giữa tháng 6, tại một quán ăn trên đường Trần Phú, TP.Quy Nhơn (Bình Định), một nhóm trẻ đen nhẻm khoảng 7-8 tuổi, đang chia nhau ra các bàn, chìa tay xin tiền. Các em tỏ ra rất kiên trì, khi khách cho tiền mới đi nơi khác, mặc chủ quán cho người xua đuổi... Khi được hỏi chuyện, hầu hết các em nói tên rồi “không biết”, duy có một cậu bé nói “… ở Phú Yên”, chúng tôi hỏi “ai dẫn tới đây?” thì lại “không biết”. Có em còn mặc nguyên đồng phục có in tên trường…
Ông Trần Văn Hòa - một người quê huyện Đồng Xuân hiện sống ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết, cách đây vài năm, trẻ em miền núi Xuân Lãnh kéo về Tuy Hòa ăn xin rất đông
Ngược đường về xã Xuân Lãnh, chúng tôi mới thấu hiểu vì sao tình trạng ăn xin trong trẻ em nhiều thôn buôn diễn ra dai dẳng đến thế. Khoảng 10 giờ sáng, ông Mang Hận – Phó thôn Soi Nga, đưa chúng tôi đến nhà gặp Mang Đạt (38 tuổi, người Chăm Hroi). Dù đang trong mùa chặt mía, nhổ mì (sắn) nhưng “hôm qua uống rượu mệt quá nên bữa nay ở nhà nghỉ” – ông Đạt nói. Mang Vẽ cho biết: Mỗi đợt đi Quy Nhơn 2-3 ngày, hai anh em xin được vài trăm ngàn, trừ tiền ăn uống (5.000 – 10.000 đồng/bữa), còn lại “mỗi đứa đưa ba 100.000 – 150.000 đồng mua gạo…”. Theo Vẽ thì “gặp đâu ngủ đó, cũng có khi bị đánh…”.Nguyên là một cán bộ uy tín gắn bó với buôn làng, thầy thuốc - già làng La Chí Thái (người Ba Na) ở thôn Xí Thoại, Xuân Lãnh, nói: “Người dân miền núi này không nói là “ăn xin” như dưới xuôi, mà nói là “xin ăn”. Xuân Lãnh có 4 thôn vùng đồng bào Ba Na và Chăm Hroi, nhưng Xí Thoại và Hà Rai có ai đi xin ăn đâu, chỉ có ở Soi Nga và Da Dù là triền miên cái nếp đi xin ăn, cả người lớn, cả trẻ con. Trước đây thì có lúc cả trăm người đi xin ăn, giờ chỉ còn khoảng chục nhà có người đi lai rai. Đâu phải người nghèo đói mới xin ăn, nhiều nhà cũng có ăn mà vẫn cho con đi xin ăn!”.
Bắt con nghỉ học, đi ăn xin
Cháu Nguyễn Hoàng Duy ở khóm 6, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang sinh ra trong một gia đình không quá nghèo nhưng vẫn bị bố mẹ bắt nghỉ học để dắt một ông mù đi xin và bán vé số.
Ông Nguyễn Chí Phương, 41 tuổi – cha của cháu Duy cho biết, ông có 5 người con, đứa lớn nhất 20 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi. Nhà 7 người thì 5 người lớn đã có việc làm. Nguyễn Hoàng Duy học lớp 6 trường THCS Nguyễn Trãi.
Năm học mới này Duy vẫn bị cha mẹ bắt nghỉ học để dắt ông mù đi ăn xin và bán vé số. Duy tâm sự, rất thích đi học nhưng vì buộc nghe lời mẹ nên cháu phải bỏ học nhiều buổi. Duy bảo, muốn đi học phải xin cha mẹ hàng ngày, hôm mẹ đồng ý, có hôm không, thậm chí mẹ còn đánh.
Cám cảnh muôn kiểu cha mẹ bắt con đi ăn xin
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Duy được giao chỉ tiêu mỗi ngày bán 400 - 500 vé số, buổi chiều đi xin. Cô Lâm Thanh Trúc Mai- chủ nhiệm lớp 6 của Duy cho biết, sau khai giảng 10 ngày Duy đã nghỉ học 3 buổi. Ở lớp, Duy hay nói chuyện riêng, bài về nhà không làm hết, không chuẩn bị bài mới.
Mẹ ruột bắt con đi ăn xin
Gần ba năm qua, nhiều người dân ở thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) rất bức xúc trước cảnh đêm nào hai đứa bé một trai, một gái cũng bị mẹ bắt đi ăn xin. Khuya 28-12-2010, nhiều người đã cùng phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM theo dõi hành trình của hai anh em và ghi nhận cảnh bà mẹ đến đón con về sau một đêm đi xin.
Cứ tầm 7-8 giờ tối là bà Trần Thị Tường (ngụ xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, cách thị trấn Ngãi Giao khoảng 10 km) lại chở hai con lên thị trấn để đi xin, khuya 11-12 giờ lại lên đón về. Hàng xóm của bà Tường cũng cho biết bà thường xuyên đánh đập hai con và ép chúng đi xin. Theo họ, gia cảnh bà Tường không tới mức quá khó khăn. Bà làm rẫy, chăn bò, nhiều khi đi chơi cũng ăn diện, phấn son tươm tất. Cách đây hai năm, bà được cấp nhà tình thương. Người chồng trước của bà (cha ruột của hai em) đã bỏ đi, còn người chồng thứ hai thì đã mất.
Ở Trường THCS Võ Trường Toản, ai cũng biết chuyện mẹ Đương bắt em đi ăn xin. Theo các thầy cô trong trường nhận xét thì Đương rất ngoan, lễ phép, học tiếp thu nhanh nhưng do không tập trung nên kết quả không cao.
Gặp Đương ở trường mới thấy mặc dù đã 13 tuổi nhưng dáng người em nhỏ thó, chân tay đầy sẹo. Chỉ những vết sẹo trên người, Đương kể đó là do bị mẹ đánh vì không chịu đi xin. Có lần Đương đi học về trễ, mẹ trói em vào cột xi măng trước nhà để đánh. Đương cho biết em rất muốn đi học đều chứ không muốn đi xin nhưng ngày nào về đến nhà cũng đã gần 12 giờ đêm, mệt quá nên học xong em chẳng nhớ gì nữa.
Buộc trẻ em ăn xin, bán vé số thì bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì việc “Bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.” là hành vi vi phạm quyền trẻ em bị pháp luật cấm. Đối chiếu với quy định trên thì việc ép buộc trẻ em đi ăn xin, bán vé số để trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.”  Còn theo khoản 2 Điều 13 Nghị định số 91/2011/NĐ-CP thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
Ngoài ra, hành vi vi phạm quy định về  sử dụng lao động trẻ em còn có thể xử lý hình sự. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 228 Bộ luật hình sự 1999 quy định, người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
GameNong hi vọng sau khi các bạn đọc bài viết này thì chúng ta cùng chung tay với xã hội để giảm bớt những thảm cảnh cho các em nhỏ!

Liên Kết Site Game Mobile Online
Thế giới Game Java, Android, IOS Tải Game Cho điện thoại miễn phí
Liên hệ: nhat03nv@gmail.com

Like Onlgame Trên FaceBook Để Tải Thêm Nhiều Game Hay http://www.facebook.com/onlgame
Wap Tải Game Online Cho Điện Thoại Android - Java | Wap Game Online Cho Điện Thoại Longame.Mobi